[You must be registered and logged in to see this link.]Tui muốn lưu ý rằng đây chỉ là bài tham khảo thôi nhé vì đây chắc chắn ko phải bài làm được 10đ rồi. Chúc các bạn ... vui vẻ khi xem bài làm ^^
Lưu ý: Tất cả các phần trong ngoặc là kinh nghiệm làm bài của riêng tui thôi. Với độ chính xác <100% (khà khà). Sai tui ko chịu trách nhiệm đâu
Câu 1:
1.
- Tên đề tài: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng NN&PT nông thôn Cần Thơ
(Lưu ý: hehehe thường thì tên đề tài có sẵn trong câu hỏi. Nó sẽ nằm sau chữ “muốn” và kết thúc tại chữ “để” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự vậy)
- Thuộc tính của mục tiêu nghiên cứu: hỗn hợp (sự kết hợp của mô tả và thiết kế)
(Có 4 thuộc tính mục tiêu. Trong đó: Mô tả và Giải thích ko đi chung với nhau. Ví dụ từ bài làm: “muốn đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng-> chưa biết khách hài lòng ở mức nào -> Mô tả. Trường hợp khác nếu biết khách rất hài lòng hay rất ko hài lòng thì là Giải thích.
Thiết kế: thường có từ “hoạch định” còn Dự báo thì sẽ có mục tiêu rất rõ ràng)
(Giống đi thi bằng lái xe quá xá)
- Xác định mục tiêu
o Tìm được mối quan hệ giữa mức độ hài lòng của khách hàng và dịch vụ của ngân hàng
o Xác định phương thức và hình thức quảng cáo hợp lý
o Xác lập cơ sở hình thành chiến lược quảng cáo và quyết định marketing cho doanh nghiệp
o …
2.
- Đề xuất phương pháp nghiên cứu
o Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi thông qua dàn bày có chuẩn bị trước nội dung thảo luận với khách hàng của ngân hàng NN&PT nông thôn nhằm hoàn thiện đề cương nghiên cứu và xác lập cơ sở xây dựng mô hình và phục vụ cho việc thiết kế bản câu hỏi
o Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức). Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ bản câu hỏi chính thức được hoàn thiện sẽ sử dụng cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phát bảng câu hỏi. Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích sau khi làm sạch và mã hóa qua kỹ thuật phân tích thống kê miêu tả, phân tích tương quan và khác biệt
- Thiết kế nghiên cứu [sách, trang 40] (lười đánh máy rồi)
Câu 2
1.
- Loại thang đo sử dụng cho 2 biến trên: 2 thang đo định danh
- Phương pháp kiểm định: Kiểm định mối quan hệ của hai biến định danh-định danh
(Loại phân tích ở câu 2, 3 thường có 2 bảng. Bảng 1 ko quan trọng lắm. Chú ý đặc biệt đến bảng 2. Xem nó tên là gì, các đề mục trong đó ra sao rồi lật sách ra dò 1 cách điên cuồn từ trang 67 đến trang 97 bảng có tên và các mục giống y chang như trong đề thi. Xem nó nằm trong mục nào để lấy kết quả thang đo và phương pháp kiểm định. Các bạn thấy tên mục 3.5.2.1 trang 75 so với 2 kết quả trên như thế nào?)
- Độ tin cậy: 93% (căng con mắt ra xem các đề mục trong bảng thứ 2 thấy cái nào có ghi % thì đó là độ tin cậy)
2.
- Mục đích phương pháp trên: Xem có sự khác biệt giữa [nghề nghiệp] và [ngân hàng sẽ vay khi có nhu cầu] hay không (thay ngoặc vuông bằng tên các biến trong bảng 1)
- Diễn giải:
o Giả thuyết H0: không có mối quan hệ giữa nghề nghiệp và ngân hàng sẽ vay khi có nhu cầu (H0 lúc nào cũng là không có mối quan hệ giữa [tên 2 biến]
o p-value (Asymp. Sig.=0.277>0.07): chấp nhận giả thuyết H0 với độ tin cậy 93%. Điều này đồng nghĩa với việc không có sự tồn tại mối quan hệ giữa nghề nghiệp và ngân hàng sẽ vay khi có nhu cầu (nếu < 0.07 thì kết luận ngược lại)
o Điều này được lý giải như sau: (giải thích tùy vào biến mà thầy cho)
Câu 3
1.
- Cỡ mẫu: 99 (70 nam + 29 nữ) (mẫu là cột N. Trong đó có nam, nữ nên phảicộng lại)
- Biến định tính: Giới tính (nam, nữ). Biến định lượng: Giám đốc – quyết định sự thành bại, Giám đốc – là chỗ dựa, Giám đốc – chịu trách nhiệm chính (dựa vào… kinh nghiệm thì thấy bảng đầu có cột mean mà mean là tính trung bình điểm cho từng nhận xét đó -> thang đo likert -> biến định lượng)
- Độ tin cậy: 90%
2.
- Giám đốc – quyết định sự thành bại
o Sig. =0.213>0.1 -> phương sai giữa hai giới tính không khác nhau -> t= 0.724 (lấy t ở trên)
o t > 0.1 -> không có sự khác biệt có ý nghĩa trung bình giữa hai giới
- Giám đốc là chỗ dựa, Giám đốc chịu trách nhiệm chính lập luận tương tự. Xem sách trang 83 để biết trường hợp ngược lại