Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng

Với chúng tôi, không chỉ là kinh tế...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhhang.all-up.com ! diễn đàn được thiết lập và quản lý bởi chi đoàn Tài Chính Ngân Hàng 3A.
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Top posters
Admin
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
chitamoibiet
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
minhhien315
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
thuyhoa1703
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
tyty
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
Nhu*Anh_NaNa
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
tranthanhhoangstudent
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
quoccanh1510
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
phuongdung2310
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
Nemo_Pro
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_lcapHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_voting_barHướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_vote_rcap 
Latest topics
Liên Kết Website
Đại Học Tây Đô; Đại Học Cần Thơ; Ngân Hàng Nhà Nước VN; VNeconomy; CafeF
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
tranthanhhoangstudent
Thành Viên Khá
tranthanhhoangstudent


Tổng số bài gửi : 40
Điểm Tích Lũy : 63
Được Thanks (+) : 1
Join date : 13/09/2010
Age : 34
Đến từ : Ca Mau

Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  Empty
Bài gửiTiêu đề: Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN    Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_icon_minitime17/9/2011, 12:46

Đây là bài viết được giới thiệu là từ kinh nghiệm của chuyên viên phân tích tín dụng, các bạn có thể tham khảo để kết hợp với lý thuyết thầy dạy!!!
Có vấn đề gì chúng ta cùng chia sẽ và thảo luận nhé!
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện với sự phối hợp của chuyên viên khách hàng có liên quan.
Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng.
Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
Tuỳ theo khách hàng và phương án vay vốn, khi thẩm định, Chuyên viên phân tích tín dụng có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau: xem xét trên hồ sơ, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng, xuống kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với các nguồn thông tin khác như: từ bạn hàng; đối thủ cạnh tranh; các cơ quan quản lý; các ngân hàng thông qua mối quan hệ và qua CIC; khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.... để đánh giá khách hàng được chính xác, khách quan. Trong các trường hợp phức tạp, Chuyên viên phân tích tín dụng có thể làm tờ trình báo cáo Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh thuê các cơ quan tư vấn thực hiện việc thẩm định. Nội dung của thẩm định khách hàng gồm:

I. Thẩm định về tư cách của khách hàng
1. Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, Chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.

2.Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân), về các khía cạnh: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tiến hành khéo léo và tế nhị.

3. Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

II. Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh:

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.
Việc đánh giá cần phải xem xét các khía cạnh sau:
Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó (thường được thể hiện bằng các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu thế của khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán hàng.... của khách hàng vay vốn.
Sản phẩm: Khách hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của xã hội về loại mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác như thế nào, kể cả phương thức bán hàng.
Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý.
Đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.
• Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: để thực hiện 4 điểm nêu trên như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý.....
Thiết bị, công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của Công nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng không.
Khi đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng loại và với chính khách hàng trong các giai đoạn trước để thấy được những thành công, hạn chế của khách hàng trong thời gian qua, nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay hạn chế đó từ đó đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong thời gian tới.

III Phân tích tình hình tài chính:
Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.
Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng thường xét đến các chỉ tiêu sau:
1.Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là chỉ số rất quan trọng đối với ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, nó cho ta biết khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thường sử dụng các hệ số sau:
* Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ (Nợ ngắn hạn + Nợ DH đến hạn phải trả). (1)
* Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Các khoản phải thu) /(Nợ ngắn hạn + Nợ DH đến hạn phải trả). (2)
* Khả năng thanh toán tức thời = Tiền/(Nợ ngắn hạn + Nợ DH đến hạn phải trả). (3)
* Vốn lưu động ròng = (Vốn CSH + nợ trung, dài hạn) – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà doanh nghiệp thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của khách hàng.
Cần lưu ý:
- Khi áp dụng công thức (1) ta cần xem xét cụ thể từng khoản mục trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp và loại bỏ các khoản hàng chậm luân chuyển, các khoản phải thu, tạm ứng khó đòi.
- Các khoản phải thu trong công thức (2) chỉ tỉnh đến các khoản có khả năng thu hồi được trong ngắn hạn.
2.Doanh thu: Cần phân tích tổng doanh thu về mức độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại mặt hàng như: doanh thu trong nội địa; doanh thu với nước ngoài như hàng XK, NK, doanh thu hàng uỷ thác. Qua phân tích doanh thu kết hợp với những phân tích trong phần thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh để rút ra kết luận về những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc khác, cần phân tích tổng doanh thu của từng quý, từng tháng để xác định được những thời điểm hoạt động mạnh của Công ty và so sánh với hoạt động của cùng kỳ năm trước, điều này rất quan trọng đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo mùa vụ.
3.Hiệu quả: Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau đây.
* Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng doanh thu/Tổng tài sản (4)

Hệ số này cho ta biết mỗi đơn vị tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp khai thác tốt lượng tài sản đang quản lý và ngược lại.

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu/Giá trị còn tại của TSCĐ (5)

* Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả (bị lỗ), Chuyên viên phân tích tín dụng phải tìm ra đâu là nguyên nhân gây lỗ, các biện pháp hạn chế và khắc phục lỗ trong thời gian tiếp theo.
Trên cơ sở chỉ tiêu về lợi nhuận ta tính được các tỷ suất lợi nhuận và so sánh các thời kỳ với nhau cũng như so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá.

* Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = Lợi nhuận ròng/Tổng doanh thu (6)
* Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH = Lợi nhuận ròng/Vỗ CSH (7)

Chỉ số này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn và việc cắt giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận vì có nhiều doanh nghiệp mặc dù tổng doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận tăng rất thấp hoặc không tăng, khi đó cần tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân của hiện tượng trên.
Tuy nhiên, đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường phản ánh thấp hơn thực tế hoạt động để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nên khi tìm hiểu Chuyên viên khách hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo thực để có cơ sở phân tích một cách chính xác.
4.Mức độ độc lập về tài chính:
Mức độ độc lập về tài chính cho chúng ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu mức độ độc lập tài chính cao thì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động bằng vốn tự có thì sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng kinh doanh và lợi nhuận. Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ta thường căn cứ vào tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn (Cool
Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
5.Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn:
Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về qui mô và cơ cấu.
Thông thường, khi tổng tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh và kết quả là doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo. Trường hợp tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do TSCĐ mới đưa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng có thể do quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí.... Những trường hợp tổng tài sản tăng mà doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang bị giảm sút giảm phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp.
Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy mỗi loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản, mức độ biến động của mỗi loại tài sản trong kỳ để đánh giá chất lượng tài sản có của doanh nghiệp.
Khi phân tích tài sản cần quan tâm đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định:
Tỷ suất đầu tư = Giá trị còn lại của TSCĐ/Tổng tài sản (9)
Chỉ số này quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng vì nó thể hiện được năng lực máy móc, thiết bị có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay không.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì chỉ số này thường thấp.
6.Các khoản nợ ngân hàng:
Qua việc xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với các ngân hàng khác (nếu có) phần nào thể hiện được uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời gian vay.
Khi xem xét các khoản nợ này đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ quá hạn (nếu có) và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
7.Các khoản phải thu, phải trả:
Các khoản phải thu cho ta thấy số vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi xem xét các khoản phải thu là phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu được.
Nợ phải trả là nguồn vốn chiếm dụng của các đối tác. Xét về mặt lợi ích thì doanh nghiệp không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ dây dưa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín.
Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây là một cơ sở để tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
8.Tồn kho
Cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu và hàng hoá của Công ty. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu là hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lượng.
9.Chu kỳ kinh doanh:
Việc xác định chu kỳ kinh doanh của Công ty giúp cho việc xác định được thời hạn vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn.
• Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
• Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân
• CK KD (ngày) = (360/Số vòng quay hàng tồn kho) + (360/Số vòng quay các khoản phải thu)
(Số bình quân được lấy trung bình của đầu kỳ + cuối kỳ hoặc trung bình theo quý nếu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính theo quý).
Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ quay vòng vốn, thời gian dự trữ hàng trung bình, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Nếu chu kỳ kinh doanh càng ngắn chứng tỏ Công ty sử dụng vốn tốt, không để tồn kho và uy tín cao. Thường chu kỳ kinh doanh của Thương mại là < 3 tháng ; Sản xuất khoảng 6 - 9 tháng và Xây dựng có thể kéo dài 9 - 12 tháng. Trường hợp chu kỳ kinh doanh của khách hàng dài hơn mức trung bình, phải tìm hiểu và trình bày được nguyên nhân thể hiện đặc thù của khách hàng và phải mang tính chủ động.
Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ta sẽ chú trọng phân tích yếu tố này hay yếu tố khác. Ngoài các khía cạnh trên có thể phân tích bổ sung các khía cạnh khác (như chi phí, tài sản cố định....) để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự báo xu hướng biến động. Việc đi sâu vào phân tích các chỉ số nào, tuỳ theo các trường hợp dưới đây:
a) Đối với khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng hoặc khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu tiên, phần phân tích tài chính phải đầy đủ các chỉ số trên. Sau khi đã có hạn mức tín dụng được duyệt, thường kỳ hàng tháng hoặc hàng quí phải cập nhật tình hình tài chính đến thời điểm gần nhất với một số thông số cơ bản như: doanh thu, lợi nhuận ước tính, nợ vay các ngân hàng tại thời điểm vay vốn, tổng tài sản, tồn kho, phải thu, phải trả.... Khi cấp lại hạn mức thì chỉ cần cập nhật những thông tin thay đổi, tình hình tài chính tại thời điểm gần nhất.
b) Đối với khách hàng đang có hạn mức tín dụng hoặc đã vay vốn nhiều lần thì những lần tiếp theo chỉ cần cập nhật một số chỉ tiêu cơ bản như doanh số, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và phải phân tích được chi tiết các chỉ tiêu này phù hợp với phương án vay vốn hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
c) Trường hợp khách hàng vay theo món, có phương án kinh doanh rất thuyết phục, đầu vào đầu ra rõ ràng, nguồn trả nợ TCB kiểm soát được, tài sản đảm bảo chắc chắn và dễ luân chuyển như các loại giấy tờ có giá hoặc đảm bảo bằng tiền gửi tại Ngân hàng, thì không cần đi sâu vào phần phân tích tài chính mà chỉ cần giới thiệu sơ bộ các chỉ tiêu này.

IV. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh:
Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng.

Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

a Xem xét đối tượng cho vay: Theo quy định của pháp luật, ngân hàng được phép cho vay tất cả các đối tượng, các giao dịch mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều đối tượng cho vay không tạo ra hiệu quả trực tiếp (ví dụ như chi phí hoa hồng, môi giới, lệ phí hải quan, tiền phạt...) hoặc không nằm trong chi phí thực mà khách hàng phải bỏ ra để thực hiện phương án (như khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập...) hoặc không nằm trong định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như cho vay sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Do vậy khi thẩm định cho vay, Chuyên viên phân tích tín dụng phải xem xét đối tượng cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp không, có phải là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện phương án kinh doanh hay không và có nằm trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay không.
* Các đối tượng sau đây các đơn vị được phép cho vay:
- Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển, kể cả các loại thuế phải nộp cho các đối tượng trên kèm theo như thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
- Chi phí nhân công, nhiên liệu, năng lượng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cho vay nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng của các lô hàng nhập khẩu.
* Các đối tượng khác không bị pháp luật cấm nhưng không thuộc các đối tượng trên khi cho vay các đơn vị phải báo cáo Tổng Giám đốc phê duyệt trước khi quyết định cho vay.

b. Các yếu tố đầu vào:
* Đối với các phương án kinh doanh thương mại:
Các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu. Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường, Chuyên viên phân tích tín dụng phải đánh giá số lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng sản phẩm hàng hoá, điều khoản về thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán của Hợp đồng nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong hợp đồng để tư vấn cho khách phương án tối ưu, hoặc những trường hợp khách hàng tăng/giảm chi phí một cách giả tạo.

* Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng:
Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hay không, định mức hao phí nguyên vật liệu, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng, (điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hình thức gia công).

c. Đầu ra:
* Đối với các phương án kinh doanh thương mại:
Xem xét khả năng tiêu thụ trên các phương diện hàng hoá, chất lượng, giá cả so với mặt bằng thị trường tại thời điểm đó. Những trường hợp khách hàng đã có hợp đồng đầu ra thì cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng đặc biệt là các điều khoản về hàng hoá, chất lượng, hiệu lực hợp đồng, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán. Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra, cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng của khách hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phân tích kỹ những trường hợp khách hàng mới kinh doanh mặt hàng đó, chưa có kinh nghiệm.
Ngoài ra, nếu bán hàng trả chậm hoặc thanh toán sau, chuyên viên tín dụng còn cần phân tích độ uy tín về thanh toán của khách hàng mua.

* Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng:
Phải đánh giá khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ, hoặc thi công của khách hàng, bao gồm xem xét công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp. Kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi công. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.


Về Đầu Trang Go down
Hong Doan
Thành Viên Khá
Hong Doan


Tổng số bài gửi : 22
Điểm Tích Lũy : 27
Được Thanks (+) : 0
Join date : 24/09/2010
Age : 34
Đến từ : Hậu Giang

Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN    Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN  I_icon_minitime8/11/2011, 12:54

bai nay kha chi tiet cac noi dung tham dinh KH DN, cac ban co the ket hop voi noi dung minh da duoc hoc de co 1 bai thi tot nha!!!
Về Đầu Trang Go down
 
Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng :: Kho Tài Liệu Học Tập - Nghiên Cứu :: Tài Liệu Cá Nhân Chia Sẻ-
Chuyển đến