Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng

Với chúng tôi, không chỉ là kinh tế...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhhang.all-up.com ! diễn đàn được thiết lập và quản lý bởi chi đoàn Tài Chính Ngân Hàng 3A.
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Top posters
Admin
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
chitamoibiet
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
minhhien315
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
thuyhoa1703
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
tyty
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
Nhu*Anh_NaNa
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
tranthanhhoangstudent
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
quoccanh1510
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
phuongdung2310
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
Nemo_Pro
điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_lcapđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_voting_barđiểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_vote_rcap 
Latest topics
Liên Kết Website
Đại Học Tây Đô; Đại Học Cần Thơ; Ngân Hàng Nhà Nước VN; VNeconomy; CafeF
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
vthdong




Tổng số bài gửi : 6
Điểm Tích Lũy : 12
Được Thanks (+) : 2
Join date : 15/09/2010

điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime12/10/2010, 19:34

Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam
Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loại nguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.
Có rất nhiều điều đáng bàn khi nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010 và dự báo cho năm 2011. Tuy nhiên, dựa vào sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua thì có thể nói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng nhân dân tệ (RMB), chính là điểm yếu của kinh tế Việt Nam. Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sân nhà của mình.
Nhiều người có thể cho rằng phần lớn các nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc là do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ trong khi Trung Quốc đang có nhiều lợi thế với các ngành như vậy.
Điều này có thể chấp nhận đối với một số ngành mà Trung Quốc có lợi thế như phôi thép, một số loại điện máy... Nhưng làm sao có thể biện minh cho việc nhiều loại hàng hóa thông thường như tăm tre hay miếng rửa bát của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam nếu dựa vào lập luận nêu trên.
Chính việc phải đi nhập khẩu từng cây tăm đã làm cho nhập siêu từ Trung Quốc chiếm đến 90% nhập siêu của cả nước. Yếu tố giải thích khả dĩ nhất chính là tỷ giá đồng tiền.
Có nhiều ước lượng khác nhau về mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng nhân dân tệ và mức độ tiền đồng cao giá so với đồng đô la Mỹ. Nếu dựa vào số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tại hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011” sẽ thấy đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn so với đồng đô la Mỹ 30% trong khi tiền đồng đang bị định giá cao hơn 15% so với đồng đô la. Hai kịch bản tỷ giá được trình bày trong bảng 1.
Hiện nay tỷ giá USD/VND là 19.500, tỷ giá USD/RMB là 6,93 và tỷ giá RMB/VND là 2.815. Giả sử chi phí sản xuất một hộp tăm tại Trung Quốc (bao gồm cả lãi định mức và chi phí vận chuyển) là 1RMB. Để có được mức lời định mức nêu trên, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở thị trường Việt Nam chỉ cần ở mức 2.815 đồng.
Nếu chi phí sản xuất một hộp tăm ở Việt Nam là 4.000 đồng thì chắc chắn tăm Việt Nam không thể cạnh tranh được với tăm Trung Quốc vì nếu bán ở Việt Nam thì giá phải là 4.000 đồng và bán ở Trung Quốc phải là 1,42 RMB.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá các đồng tiền được định đúng giá trị của nó? Lúc này, tỷ giá USD/VND sẽ là 22.425, tỷ giá USD/RMB sẽ là 4,85 và tỷ giá RMB/VND sẽ là 4.625. Do chi phí một hộp tăm ở Trung Quốc vẫn là 1RMB nên để có được mức lời định mức, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở Việt Nam phải lên đến 4.625 đồng.
Khi đó tăm Việt Nam không những không bị thất thế trên thị trường trong nước như hiện nay mà còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc vì chỉ cần bán được 4.000 đồng trên thị trường Việt Nam hay 0,87RMB là đã đạt được lợi nhuận định mức.
Phân tích trên cho thấy, việc đồng tiền Việt Nam đang bị định giá cao hơn trên 60% so với đồng nhân dân tệ giống như hàng hóa sản xuất ở Việt Nam bị đánh thuế hơn 60% so với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.
Hành động hợp lý của các doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu các nguyên vật liệu phụ trợ mà còn nhập khẩu cả tăm tre, sản phần gần như không có sự khác biệt về công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nếu không tính đến yếu tố tỷ giá bị bóp méo thì chi phí sản xuất ở Việt Nam còn thấp hơn.
Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loại nguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.
Giải pháp có tính mấu chốt là cần phải đưa đồng tiền trong nước về đúng giá trị của nó so với đồng RMB càng sớm càng tốt. Đây là chìa khóa nhằm làm tăng sức cạnh tranh của các loại hàng hóa trong nước và cơ cấu lại nền kinh tế. Một trong những vấn đề làm nhiều người lo ngại là việc giảm giá đồng nội tệ sẽ gia tăng nợ. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm quốc gia thì đây là một quan niệm sai lầm. Vì giảm giá đồng tiền không chỉ không làm tăng nợ mà còn giúp cho khả năng trả nợ của Việt Nam được cải thiện.
Với khoản nợ nước ngoài khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, tương đương với 600.000 tỉ đồng hiện nay, nếu giả dụ, tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/đô la Mỹ thì tổng nợ quy ra tiền đồng sẽ là 900.000 tỉ đồng, tăng 50%. Đây là con số mà nhiều người nhìn vào và lo ngại. Tuy nhiên, trên thực tế khoản nợ của Việt Nam vẫn là 30 tỉ đô la và Việt Nam phải kiếm đủ ngoại tệ để trả số nợ này chứ việc quy ra 600.000 hay 900.000 tỉ đồng không có ý nghĩa gì cả.
Đứng dưới góc độ này thì giảm giá đồng tiền sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của Việt Nam vì xuất khẩu sẽ có lợi và nhập khẩu sẽ bất lợi làm có cán cân ngoại thương được cải thiện. Hơn thế, đối với doanh nghiệp như Vinashin, nếu lấy đóng tàu làm nòng cốt thì giảm giá tiền đồng cũng sẽ có lợi.
Giả sử nợ bằng ngoại tệ của Vinashin là 2 tỉ đô la, tương đương với 40.000 tỉ đồng. Nếu tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/đô la Mỹ, tổng nợ tính ra sẽ là 60.000 tỉ đồng, tăng 50%. Đây là một con số tạo ra cảm giác vô cùng khủng khiếp, nhưng trên thực tế Vinashin phải kiếm đủ 2 tỉ đô la để trả nợ chứ không phải là 40.000 hay 60.000 tỉ đồng.
Nếu hoạt động đóng tàu là nòng cốt thì doanh thu chính là từ đô la, do vậy khi đồng tiền trong nước giảm giá thì ngành đóng tàu sẽ có lợi. Vấn đề của Vinashin chỉ có thể nghiêm trọng hơn khi giảm giá đồng tiền nếu tiền vay ngoại tệ được đổ vào những hoạt động phi ngoại thương như bất động sản hay chứng khoán chẳng hạn.
Cần phải khẳng định rằng đồng tiền được định giá thấp luôn có tác dụng tích cực cho xuất khẩu dù tỷ trọng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu. Đây chính là lý do tại sao cả Nhật Bản và Trung Quốc bằng mọi giá giữ đồng tiền của mình ở một mức có lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Tóm lại, chừng nào vấn đề tỷ giá chưa được giải quyết thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chỉ là ước muốn. Chỉ có điều chỉnh tỷ giá mới có thể giúp cân bằng ngoại thương. Nếu Việt Nam không chủ động thì khi dữ trữ ngoại hối còn ở mức quá thấp và vì một lý do nào đó mà dòng vốn đảo chiều thì việc phá giá bắt buộc và bị động sẽ gây ra những tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.
Hơn thế, song song với việc điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, việc cắt giảm chi tiêu công, nhất là những khoản đầu tư kém hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc vì mất cân đối bên ngoài rất khó giải quyết khi mà mất cân đối bên trong trầm trọng vẫn diễn ra.
Theo TBKTSG
Về Đầu Trang Go down
Mr.Lee

Mr.Lee


Tổng số bài gửi : 10
Điểm Tích Lũy : 15
Được Thanks (+) : 3
Join date : 08/09/2010

điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime13/10/2010, 00:00

thanks bài viết sưu tầm của bạn! qua bài viết này tôi hiêu rõ hơn việc tỷ giá đồng tiền ảnh hưởng thế nào đến Xuất - Nhập khẩu của các quốc gia hiện nay! Bởi vậy, Trung Quốc luôn muốn định giá đồng tiền thấp hơn USD để nhằm kích thích Xuất khẩu thuận lợi! Nhưng để tỷ giá giữa các quốc gia ở đúng tỷ lệ thì ko dễ tí nào! Có ai đang có lợi mà từ chối đâu! Very Happy
Về Đầu Trang Go down
quoccanh1510
Thành Viên Khá
quoccanh1510


Tổng số bài gửi : 34
Điểm Tích Lũy : 64
Được Thanks (+) : 4
Join date : 05/10/2010
Age : 34
Đến từ : Cà Mau

điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime22/11/2010, 15:17

bài viết này nó chỉ nêu lên một khía cạnh của tỷ giá thôi!
Thực sự nếu đẻ tỷ giá tang 22000 thì chuyện gì xẽ xảy ra? affraid
các bạn đã biết hầu hêt máy móc thiết bị hiện đại ta không tự sản xuất được mà phần lớn là nhập khẩu mà thôi. Dẫu biết rằng nâng tỷ giá lên là kích thích xuất khẩu đồng thời hạnh chế nhập khẩu! Khỏi cần nói các bạn cũng thấy được vấn đề ở đây rồi! Tuy ta hạn chế nhập khẩu nhưng những thiết bị hiện đại này ta có thể hạnh chế được không đây? Question
ta không thể không đúng không! vì nếu không nhập máy móc hiện đại thì tình hình nền kinh tế của ta trở nên lạc hậu mất thôi! confused
Mà hầu hết những máy mó này rất là mắt tiền, chiếm tỷ trọng cao trong nhập khẩu, ta hạnh chế nhập khẩu cũng không được, mà ta nhập khẩu với tỷ giá giả dụ rằng 22000 thì cán cân thương mại vẫn tiếp tục thâm hụt thôi! Mad
Một khía cạnh khác là làm hạn chế sự đầu tư từ nước ngoài vào khi tăng tỷ giá đột ngột với biên độ lớn như vậy. Một giả dụ dễ hiểu đó là: Một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất vào Việt Nam 10000 USD, thì số tiền này vào VN phải đổi ra VND mới thực hiện việc kinh doanh được! Nếu trong một năm ông ta kiếm lời được 7% phần vốn ban đầu nhưng tỷ giá tăng ví dụ như 10% (từ 20000 -> 22000) thì ông ta đem tiền về nước phải đổi ra USD lúc này ông ta xẽ bị lỗ! Sad
vấn đề tỷ giá đang làm đau dầu các nhà điều hành kinh tế vĩ mô! Nên vấn đề điều chỉnh tỷ giá còn phải xem xet nhiều yếu tố khác nữa, nhất là vấn đề nợ sẽ gia tăng khi tỷ giá tăng...
[b]các bạn có ý kiến bình luận gì thêm thì cho xin ý kiến ha!
Về Đầu Trang Go down
nganhang3a
Thành Viên Khá
nganhang3a


Tổng số bài gửi : 19
Điểm Tích Lũy : 27
Được Thanks (+) : 2
Join date : 16/09/2010
Đến từ : Chi Đoàn TCNH3A

điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime24/11/2010, 00:11

đúng là "tiến thoái lưỡng nan" ! Vấn đề tỷ giá này làm đau đầu quá! hic... Nhưng theo bài này thì TQ vẫn luôn giữ được tỷ giá có lợi nước của họ! Thế tại sao mình lại không làm theo được nhỉ??? Nhưng tôi lại thêm mâu thuẩn như vậy ai cũng muốn định giá đồng tiền của mình theo hướng có lợi vậy thì ai chịu thiệt đây??? Và tại sao các nước không thống nhất tỷ giá dao động trong hạn mức nhất định với nhau nhỉ??? rắc rối quá! hichic...
Về Đầu Trang Go down
tuanh299
Thành Viên Khá
tuanh299


Tổng số bài gửi : 26
Điểm Tích Lũy : 45
Được Thanks (+) : 7
Join date : 24/09/2010
Đến từ : Tay Do University

điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime24/11/2010, 11:10

@PHU QUOC CANH: bạn Cảnh nói đúng w0a' ha`, phần lớn máy móc hiện đại ta đều nhập từ nước ngoài, đã vậy còn nhập tràn lan các mặt hàng mà trg nước tự sản xuất được gây nhiều khó khăn đối với các DN trg nước ( hay như báo chí thường nói là "bóp nát các DN trg nước" do ko quản lí chặt chẽ các loại hàng nhập khẩu), nói sơ thôi cũng thấy nội lý do này không cũng ảnh hưởng đến cán cân TM như thế nào rồi ? Rolling Eyes

@nganhang3a: như b nói :"Thế tại sao mình lại không làm theo được nhỉ???" theo mình thấy thì có mấy nguyên nhân như tình hình ở mỗi nước khác nhau, tầm nhìn, trình độ quản lý của người điều hành cũng khác nhau,.. và nếu ko theo kịp thì ta là người chịu thiệt.. Neutral
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam   điểm - Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng :: Thảo Luận Các Vấn Đề Kinh Tế :: Ngoại Tệ-
Chuyển đến