Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng

Với chúng tôi, không chỉ là kinh tế...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhhang.all-up.com ! diễn đàn được thiết lập và quản lý bởi chi đoàn Tài Chính Ngân Hàng 3A.
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Similar topics
Top posters
Admin
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
chitamoibiet
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
minhhien315
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
thuyhoa1703
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
tyty
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
Nhu*Anh_NaNa
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
tranthanhhoangstudent
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
quoccanh1510
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
phuongdung2310
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
Nemo_Pro
bai hát gay rung động lòng người I_vote_lcapbai hát gay rung động lòng người I_voting_barbai hát gay rung động lòng người I_vote_rcap 
Latest topics
Liên Kết Website
Đại Học Tây Đô; Đại Học Cần Thơ; Ngân Hàng Nhà Nước VN; VNeconomy; CafeF
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 bai hát gay rung động lòng người

Go down 
Tác giảThông điệp
chitamoibiet
Thành Viên Xuất sắc
chitamoibiet


Tổng số bài gửi : 153
Điểm Tích Lũy : 351
Được Thanks (+) : -1
Join date : 09/01/2011
Age : 33

bai hát gay rung động lòng người Empty
Bài gửiTiêu đề: bai hát gay rung động lòng người   bai hát gay rung động lòng người I_icon_minitime19/7/2011, 17:00




Hữu Loan

Chân dung Nhà thơ
Sinh 2 tháng 4, 1916(1916-04-02)
Vân Hoàn, Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam
Mất 18 tháng 3, 2010 (93 tuổi)
Vân Hoàn, Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam
Bút danh Hữu Loan, Hữu
Công việc Nhà thơ, làm ruộng, đánh cá, thồ đá
Quốc gia Việt Nam
Dân tộc Kinh
Quốc tịch Việt Nam
Học vấn Thành chung
Giai đoạn sáng tác 1943 - 2010
Thể loại Trữ tình
Trào lưu Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm
Người phối ngẫu Lê Đỗ Thị Ninh
Phạm Thị Nhu
Con cái 10 (với bà Phạm Thị Nhu)[1]
Thân nhân 3 anh vợ Lê Đỗ Khôi, Lê Đỗ Nguyên (Trung tướng Phạm Hồng Cư), Lê Đỗ An

--------------------------------------------------------------------------------

Chủ đề Văn học

Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Tác phẩm
3 Đánh giá
4 Vài nét về gia đình
5 Chú thích
6 Liên kết ngoài


[sửa] Tiểu sửHữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội [4]. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng[cần dẫn nguồn]. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt[cần dẫn nguồn].

Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương[cần dẫn nguồn]. Cuối đời ông về sống tại quê nhà. [5]

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến [6]. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ [cần dẫn nguồn].

Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).
VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BÀI HÁT
Cái ngày chàng trai Hữu Loan được ông bà kỹ sư Lê Đỗ Kỳ, vốn là Tổng Thanh tra Đông Dương của Bộ Canh Nông mời về dạy học cho 3 người con trai là một ngày định mệnh. Ngày ấy ông 26 tuổi, ngay đêm đầu tiên ông đến, bà Kỳ đã hạ sinh một đứa con gái, cô bé ấy sau này mắt luôn mở to nhìn ông không dứt, đấy là cô em gái của cô Ninh, lúc đấy Lê Đỗ Thị Ninh mới 10 tuổi. Ông xem cô như em gái (tôi yêu nàng như tình yêu em gái) và cô cũng rất quý mến ông.

“Ngày đấy chúng tôi còn tắm chung với nhau trong thùng gỗ”. Sau một thời gian ông lên thi tú tài ở Hà Nội và đỗ hạng ưu, người Pháp muốn mời Hữu Loan vào làm thư ký ở Phủ Toàn quyền với lương rất cao nhưng do không thích Pháp nên Hữu Loan trở về Thanh Hóa dạy học. Cô Ninh ngày càng lớn và càng xinh đẹp, nết na. Mặc dù gia đình rất giàu, có tới 500 mẫu ruộng và gần năm chục người làm nhưng riêng quần áo của Hữu Loan cô không cho người làm đụng đến mà tự tay giặt ủi và xếp, cất vào tủ cho ông. Hữu Loan không biết rằng bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái xinh đẹp tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. “Lúc đấy có bao giờ tôi nghĩ chuyện tình yêu với Ninh, tôi hơn cô ấy đến 16 tuổi, lại xem cô ấy như em gái nuôi” – nhà thơ Hữu Loan nhớ lại.

Rồi ông đi bộ đội, làm Chính trị viên tiểu đoàn ở sư 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người anh em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc “giám sát” Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác. Hữu Loan vốn dáng người cao to, đẹp trai, nói chuỵện văn chương lại giỏi nên lúc này biết bao cô gái để ý, từ những họa sĩ Giáng Hương, nhà báo quân đội Thanh Thanh, rồi các người đẹp Thúy, Loan... Nhưng nghe Quốc nói vậy, Hữu Loan ngỡ ngàng, hình ảnh cô Ninh tràn ngập trong đầu ông. Quốc bảo với ông: “Gia đình bà Kỳ đã có ý tác thành Ninh cho anh từ lâu lắm rồi, anh không nhận lời là anh phụ lòng gia đình họ”. Thế là ông về thưa chuyện với ông bà Kỳ để xin cưới cô Ninh.

Đám cưới diễn ra rất đơn giản, là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên nên ông Kỳ cũng không muốn làm đám cưới rình rang, chỉ có ít bánh kẹo, mời dăm người khách. Câu thơ “ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới” vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Từ ngày cưới 16-2 đến ngày 29-5 cô Ninh mất là hơn 3 tháng Hữu Loan tranh thủ về phép vài lần thăm vợ, xong lại vội vàng trở lên nơi đóng quân ở Triệu Linh.

Cô Ninh chết trong một trường hợp rất đáng tiếc, trang trại làm một bến nước mới (còn gọi là bến Chuồng vì ở bên sông Chuồng) để người làm có chỗ tắm giặt. Đoạn này gần đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Kỳ rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm buổi sáng nên mang quần áo ra giặt, không may trượt chân rơi xuống nước, bà mẹ quay lại chỉ thấy tóc con mình xấp xỏa trên mặt nước. Buổi trưa, người làm đi về nhà ăn cơm cả nên đến khi tìm được người ra mò thì không tìm được nữa. Mãi 3 ngày sau cô Ninh mới nổi lên không xa chỗ bến nước trong khi ở đây vốn nước chảy mạnh, có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy, có người bảo cô Ninh vương vấn gia đình nên không muốn đi xa... Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím.

Về Đầu Trang Go down
 
bai hát gay rung động lòng người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sống chân thành và mở rộng lòng mình để tâm hồn thanh thản. Đừng để lòng ghen ghét đố kỵ làm biến dạng nhân cách, đừng để nó gieo đau khổ và bất hạnh cho cuộc đời của mình và mọi người.
» Một chữ ký sai, hai cái chết uất ( đau lòng, một rủi ro đau lòng trong ngành ngân hàng)
» NHỚ NGƯỜI YÊU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng :: Góc Thư Giãn :: Cửa Sổ Tâm Hồn :: Thơ Tổng Hợp :: Thành Viên Sáng Tác-
Chuyển đến