Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng

Với chúng tôi, không chỉ là kinh tế...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhhang.all-up.com ! diễn đàn được thiết lập và quản lý bởi chi đoàn Tài Chính Ngân Hàng 3A.
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Similar topics
Top posters
Admin
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
chitamoibiet
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
minhhien315
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
thuyhoa1703
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
tyty
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
Nhu*Anh_NaNa
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
tranthanhhoangstudent
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
quoccanh1510
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
phuongdung2310
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
Nemo_Pro
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_lcapĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_voting_barĐến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_vote_rcap 
Latest topics
Liên Kết Website
Đại Học Tây Đô; Đại Học Cần Thơ; Ngân Hàng Nhà Nước VN; VNeconomy; CafeF
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ

Go down 
Tác giảThông điệp
PhamDuy

PhamDuy


Tổng số bài gửi : 13
Điểm Tích Lũy : 36
Được Thanks (+) : 3
Join date : 24/09/2010

Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ Empty
Bài gửiTiêu đề: Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ   Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ I_icon_minitime10/10/2010, 18:07

Các chính phủ có nguy cơ đối mặt với cuộc chiến tiền tệ nếu cứ tiếp tục dùng tỷ giá để giải quyết những khó khăn nội tại của nền kinh tế, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cảnh báo.

Nhận định của người đứng đầu IMF được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bất ngờ duy trì chính sách lãi suất 0% và công bố kế hoạch nới lỏng tiền tệ phục vụ cho chương trình kích cầu mới. Theo Telegraph, BOJ cam kết mua một lượng tài sản trị giá 5.000 tỷ yen và hạ lãi suất qua đêm xuống 0-0,1% thay vì mức 0,1% hiện nay. Ngoài ra, lãi suất cơ bản của đồng yen cũng sẽ duy trì ở mức gần 0% cho tới khi giá cả ổn định. Sau động thái này của BOJ, đồng yen lập tức giảm giá so với đôla Mỹ.


Ông Dominique Strauss-Kahn lo ngại nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

Khác với quan điểm của Chủ tịch World Back Robert Zoellick, ông Dominique cho rằng nguy cơ chiến tranh đang tới gần nếu các chính phủ tiếp tục cắt giảm lãi suất, bơm hàng núi tiền ra thị trường. Và quá trình phục hồi kinh tế có nguy cơ đảo lộn nếu các đồng tiền cứ theo chân nhau mất giá.

“Rõ ràng là ý tưởng hạ giá đồng tiền đang được sử dụng như một vũ khí chính trị”, ông Strauss-Kahn nói với Financial Times.

Vài tuần gần đây, các nền kinh tế chủ chốt tìm mọi cách để làm mất giá đồng nội tệ. Brazil, sau lần đánh tiếng bóng gió của Bộ trưởng Tài chính Guido Mantega, hôm thứ hai đã tăng gấp đôi thuế đối với các nhà đầu tư ngoại mua trái phiếu chính phủ, nhằm giảm dòng vốn nóng đang đổ vào nước mình. Chính ông Guido Mantega là người đầu tiên cảnh báo về nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ.

“Một vài báo cáo gần đây cho thấy các nền kinh tế mới nổi, nơi đang đối mặt với dòng vốn nóng ồ ạt đổ vào, đang tính chuyện dùng công cụ tỷ giá để tạo lợi thế cho thương mại của mình. Nhưng tôi không tin đó là giải pháp tốt”, ông Strauss-Kahn lo lắng trước thêm diễn ra hội nghị thường niên của IMF và World Bank tại Washington cuối tuần này.

Trong chương trình nghị sự của hai hội nghị này, các bên sẽ bàn về những rắc rối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, cũng như sự mất cân đối trong thâm hụt cán cân thanh toán. Trước phiên họp, các nhà lập pháp châu Âu ra mặt phản đối chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc. Thậm chí, họ không tin tưởng vào lòng nghĩa hiệp của Bắc Kinh khi tuyên bố mua trái phiếu để giúp Hy Lạp bởi lo ngại lượng lớn tiền tung ra mua trái phiếu sẽ càng khiến đồng nhân dân tệ mất giá so với euro.

Chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2008 Paul Krugment cũng đề cập tới nguy cơ chiến tranh tiền tệ trong bài viết mới đây trên New York Times. Theo phân tích của ông, cuộc chiến này nếu xảy ra sẽ chẳng ai được lợi. “Giả sử xảy ra chiến tranh, Cục Dự trữ liên bang Mỹ chi tiền mua euro, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu chi tiền mua đôla Mỹ. Hai lực mua này được cân bằng và cuối cùng, chẳng ai hại gì và cũng chẳng ai đạt mục đích của mình”, ông nói.

Sau cuộc đại suy thoái những năm 1930, các nước từng áp dụng chiêu tương tự. Nhưng theo Paul Krugment, phép thuật này trở nên hiệu nghiệm bởi lúc đó các nước vẫn theo chế độ bản vị vàng (lấy vàng làm thước đo giá trị đồng tiền).

Về Đầu Trang Go down
 
Đến lượt IMF lên tiếng về chiến tranh tiền tệ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» game chien tranh call of duty
» Agribank Chính Thức Thu Tiền Phí Chuyển Tiền Nội Mạng
» MỘT SỐ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH THÔNG DỤNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng :: Thảo Luận Các Vấn Đề Kinh Tế :: Ngoại Tệ-
Chuyển đến