Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhang.all-up.com ! Rất vui được chia sẻ những thông tin, tài liệu hữu ích cùng các bạn
Diễn đàn được thiết lập & quản lý bởi chi đoàn Tài Chính - Ngân Hàng 3A.
Tài Chính Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tài Chính Ngân Hàng

Với chúng tôi, không chỉ là kinh tế...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn taichinhnganhhang.all-up.com ! diễn đàn được thiết lập và quản lý bởi chi đoàn Tài Chính Ngân Hàng 3A.
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Similar topics
Top posters
Admin
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
chitamoibiet
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
minhhien315
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
thuyhoa1703
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
tyty
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
Nhu*Anh_NaNa
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
tranthanhhoangstudent
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
quoccanh1510
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
phuongdung2310
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
Nemo_Pro
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_lcapNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_voting_barNhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_vote_rcap 
Latest topics
Liên Kết Website
Đại Học Tây Đô; Đại Học Cần Thơ; Ngân Hàng Nhà Nước VN; VNeconomy; CafeF
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?)

Go down 
Tác giảThông điệp
tyty
Thành Viên Xuất sắc
tyty


Tổng số bài gửi : 109
Điểm Tích Lũy : 178
Được Thanks (+) : 10
Join date : 13/09/2010
Age : 34
Đến từ : An Giang

Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?)   Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?) I_icon_minitime14/3/2011, 10:27

TT - Hai ngày sau trận động đất - sóng thần kinh hoàng trong lịch sử của mình, Nhật Bản đang phải đối phó với những nguy cơ hạt nhân tại Nhà máy Fukushima.
Ngày 13-3, Chính phủ Nhật Bản đang phải chạy đua với tình trạng khẩn cấp sau khi chính phủ thông báo khả năng hai vụ tan chảy hạt nhân đã xảy ra và chất phóng xạ có thể đã rò rỉ khỏi các lò phản ứng.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết sau vụ nổ tại một nhà máy điện hạt nhân do động đất, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại nhà máy điện hạt nhân thứ hai do lượng phóng xạ ở đây vượt quá mức bình thường. Theo IAEA, tình trạng khẩn cấp ở cấp đầu tiên (thấp nhất) do hậu quả chỉ số phóng xạ vượt quá mức cho phép trong khu vực quanh nhà máy.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết họ chuẩn bị bơm nước biển vào lò phản ứng số 2 tại nhà máy thuộc khu liên hợp hạt nhân Fukushima Daiichi. Hiện TEPCO đang bơm nước biển vào lò phản ứng số 1 và số 3 để làm mát cũng như giảm áp bên trong vỏ bảo vệ các lò phản ứng này.

Phóng xạ không lan tới Việt Nam
Trước cảnh báo về việc phóng xạ rò rỉ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (Nhật Bản) có thể lan ra khắp Thái Bình Dương, chiều 13-3 ông Vương Hữu Tấn - viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - cho Tuổi Trẻ biết hai trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp vùng của Việt Nam (đặt tại Hà Nội và Lâm Đồng) đều không ghi nhận được sự xuất hiện của phóng xạ từ Nhà máy Fukushima 1.

Ông Tấn khẳng định vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 không gây hậu quả lớn như tại Chernobyl vì lò phản ứng hạt nhân của Fukushima 1 không bị vỡ.

K.H.

Trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD
Ngày 13-3, Chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả do trận động đất và sóng thần gây ra. Thông tin này vừa được Bộ Ngoại giao cho biết ngày 13-3.

Theo Chinhphu.vn

“Chernobyl lặp lại?”
Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản Yukio Edano đã cảnh báo nguy cơ xảy ra vụ nổ thứ hai tại lò phản ứng số 3 thuộc khu liên hợp hạt nhân Fukushima Daiichi.

Chuyên gia an ninh về vũ khí hạt nhân V.K. Duggal ở New Delhi nói: “Tổng cộng có 10 lò phản ứng tại hai nhà máy ở khu liên hợp hạt nhân Fukushima. Ngày 13-3, đã xảy ra một vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân số 1 khiến một lò phản ứng bị phá hủy, trong khi có tin nói một lò phản ứng khác cũng có thể phát nổ. Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa đưa ra những thông tin chính xác liên quan đến nguy cơ đe dọa của các vụ nổ. Đây là điều hết sức lo ngại. Thảm họa có thể còn nguy hiểm hơn vụ Chernobyl, xét cả về khía cạnh con người bị phơi nhiễm chất phóng xạ và ô nhiễm phóng xạ trong khu vực”.

Mối đe dọa về thảm họa hạt nhân lớn ngày càng rõ hơn khiến thế giới đang vô cùng lo ngại. Các chuyên gia hạt nhân quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra các thảm kịch tương tự như vụ Chernobyl năm 1986 ở Ukraine và vụ tan chảy một phần thanh nhiên liệu của lò phản ứng tại Nhà máy điện Three Mile Island của Mỹ năm 1979.

Ông Andre-Claude Lacoste thuộc Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp nói với báo giới: “Hướng gió trong thời gian tới dường như sẽ thổi ô nhiễm hạt nhân về phía Thái Bình Dương... Tình huống này là rất nghiêm trọng”.

Ông Yukio Edano cho biết TEPCO đã triển khai các hoạt động làm mát mới, theo đó bơm nước biển và axít boric vào lò phản ứng nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng. Dự kiến công đoạn này sẽ mất khoảng 10 ngày.

Hai chuyên gia hạt nhân Mỹ cảnh báo việc bơm nước biển để làm lạnh lò phản ứng hạt nhân như người Nhật đang làm ở Nhà máy Fukushima là “hành động tuyệt vọng”, gợi lại thảm họa Chernobyl.

Nước biển có tính ăn mòn và được sử dụng như giải pháp cuối cùng ngăn chặn tai họa.

Cùng ngày 13-3, Nhật Bản tiếp tục chịu những dư chấn lớn ở vùng biển phía đông, gần Tokyo hơn so với trận động đất hôm 11-3. Cơ quan Vật lý Mỹ đo được cường độ của các trận dư chấn là 6,2 độ Richter, khiến nhiều tòa nhà ở Tokyo rung chuyển. Tâm chấn nằm ở cách đông Tokyo 179km, ở độ sâu 24,5km.

Từ hôm 11-3 tới nay, Nhật Bản đã phải hứng chịu hơn 150 cơn dư chấn.

Nhật Bản phụ thuộc lớn vào điện hạt nhân
Quy mô chưa từng thấy về mức độ và ảnh hưởng của vụ động đất hôm 11-3 đã khiến giới chức trách của Nhật Bản đặt câu hỏi: liệu các giải pháp trong tình huống khẩn cấp cũng như chính sách theo đuổi hạt nhân tại quốc gia dễ bị động đất như Nhật Bản đã đầy đủ và phù hợp chưa?

Giới chuyên môn Nhật còn đặt vấn đề khi cho rằng chính sách theo đuổi điện hạt nhân tại một nước như Nhật Bản là rất mạo hiểm. Nhật Bản có những điều luật vô cùng chặt chẽ và chi tiết liên quan đến việc phản ứng trong tình huống khẩn cấp.

Tuy nhiên, với tình huống thảm họa liên hoàn xảy ra gồm động đất, sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân thì chưa được tính đến. Nhật Bản là nước phụ thuộc rất lớn vào điện hạt nhân, có 54 nhà máy và tám nhà máy khác đang được xây dựng.

KHỔNG LOAN
____________________

Lịch sử điện hạt nhân ở Nhật Bản
Năm 1954, Nhật Bản khởi động chương trình nghiên cứu về hạt nhân với ngân sách 230 triệu yen. Luật về năng lượng hạt nhân năm 1955 quy định kỹ thuật hạt nhân chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình.

Lõi hạt nhân cung cấp điện ở Nhật Bản dựa theo mô hình của lõi hạt nhân đầu tiên, theo công nghệ lò nước sôi được Nhà máy phát triển năng lượng hạt nhân Nhật Bản (JPDR) vận hành thí điểm từ năm 1963-1976.

Giữa năm 1966, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật bắt đầu bán điện. Từ đó, điện hạt nhân đã trở thành nguồn năng lượng chiến lược được Nhật Bản ưu tiên phát triển. Vào thời điểm trước khi xảy ra trận động đất - sóng thần ngày 11-3, 54 tổ máy hạt nhân của Nhật cung cấp khoảng 30% lượng điện cả nước. Năm 2009, lượng điện hạt nhân tại Nhật là 29%. Nguồn điện còn lại cung cấp từ than, gas, dầu mỏ và thủy điện.

H.V. (Theo world - nuclear.org)

____________________

Rò rỉ phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
Tiếp xúc với một lượng chất phóng xạ trung bình sẽ dẫn đến các triệu chứng ban đầu như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân.

Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau (2-4 tuần), xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu, thương tổn da, có triệu chứng rụng lông hoặc có vấn đề về máu (như đốm máu, chảy máu răng hoặc mũi) và nạn nhân có thể tử vong sau đó.

Về lâu dài, những nạn nhân bị nhiễm xạ sống sót, tùy theo liều lượng và thời gian tiếp xúc chất phóng xạ, sẽ có thể bị mắc những bệnh khác nhau như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư vú và các loại ung thư nội tạng khác.

Hít phải hoặc ăn nhằm thức ăn bị ô nhiễm phóng xạ có thể gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến to ở phía trước cổ, tạo ra hormon điều khiển sự tăng trưởng của thân thể. Thực phẩm cũng bị ô nhiễm phóng xạ khi bụi phóng xạ rơi vào cây trồng, hoa quả và thậm chí cả cỏ mà trâu bò ăn. Nguồn nước và nước trong những đường ống dẫn nước cũng bị ô nhiễm phóng xạ.

Nhiễm độc phóng xạ không chỉ gây ra bệnh ung thư các nội tạng mà còn gây đột biến tế bào trong cơ thể và có khả năng di truyền cho con cái, dẫn đến dị tật, cơ thể phát triển không bình thường ở thế hệ tương lai như: đầu nhỏ, kích thước não bất bình thường dẫn đến kém thông minh, mắt kém hoặc mù lòa, cơ thể phát triển chậm và học tập khó khăn.

DUY PHÚC (Theo BBC, AtomicArchive) Crying or Very sad Crying or Very sad Sad Sad
Về Đầu Trang Go down
 
Nhật đối phó với nguy cơ hạt nhân (chất phóng xạ có lan sang Việt Nam không?)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tuyển nhân viên giao cơm văn phòng nè pà con!!!
» toi ac cua trung cong voi nhan dan viet nam
» hài hoài linh không hay không cười haha

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tài Chính Ngân Hàng :: Góc Thành Viên :: khu vực tán gẫu chuyện " trên trời, dưới đất"-
Chuyển đến